Thủ tục mở chi nhánh công ty
1.Điều kiện mở chi nhánh công ty
Thứ nhất, Điều kiện về tư cách hoạt động của chi nhánh
Sau khi công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới có thể thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh. Do đó, không thể thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh cùng với thủ tục thành lập công ty.
Thứ hai, Điều kiện về tên chi nhánh
Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt ( Khoản 1 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020)
Thứ ba, Điều kiện trụ sở chính của chi nhánh
Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Thứ tư, Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, chi nhánh công ty chỉ được đăng ký các ngành nghề mà công ty có đăng ký.
Thứ năm, Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh
Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc thành viên công ty. Người đứng đầu chi nhánh không thuộc trường hợp người bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
2. Hướng dẫn thủ tục mở chi nhánh công ty
Thủ tục mở chi nhánh công ty bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thành lập thành lập chi nhánh:
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty;
– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của Người đứng đầu chi nhánh;
Bước 2: Chuẩn bị thông tin thành lập chi nhánh:
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
– Tên chi nhánh dự định thành lập ( tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh )
– Địa chỉ dự tính đặt chi nhánh.
– Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh
Theo quy định tại khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp 2020 và điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì:
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Theo mẫu tại Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
– Biên bản họp Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh;
– Quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên /Chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh;
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đứng đầu chi nhánh;
– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền nộp hồ sơ, trong trường hợp Người đại diện theo pháp luật của công ty không phải là người trực tiếp nộp hồ sơ.
Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả giấy phép đăng ký kinh doanh của chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhánh đặt trụ sở hoặc nộp qua mạng trên trang “Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp”.
Trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp bổ sung thông tin và nộp lại từ đầu (Theo khoản 3 điều 30 Luật doanh nghiệp 2020 )
Bước 5: Công bố thông tin thành lập chinh nhánh
Theo quy định tại khoản 4 điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì sau khi thành lập chi nhánh phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Theo quy định tại Điều 45, Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hay thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: Buộc thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 6: Khắc dấu chi nhánh và Đăng tải mẫu dấu
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu cho chi nhánh.
Theo điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 thì Dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Nội dung con dấu chi nhánh phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên chi nhánh và Mã số thuế của chi nhánh. Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành Thông báo mẫu dấu chi nhánh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG
(Miễn phí báo cáo thuế quý đầu cho doanh nghiệp mới thành lập)
⇒ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
⇒ DỊCH VỤ CUNG CẤP CHỮ KÝ SỐ GIÁ RẺ TẠI HẢI PHÒNG
- Chữ ký số VIN-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.
- Chữ ký số NEWTEL-CA giá 1.150.000 vnđ / 3 năm.
- Chữ ký số FAST-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.
⇒ CUNG CẤP PHẦN MỀM HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
200 số : 600.000 vnđ
300 số: 900.000 vnđ
500 số 1.200.000 vnđ
⇒ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
⇒ DỊCH VỤ RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN,
⇒ DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM
⇒TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRÊN CHỨNG TỪ THỰC TẾ TẠI HẢI PHÒNG (1 kèm 1: 3.000.000/khoá)
https://www.facebook.com/dichvubaocaotaichinhtaihaiphong/
https://www.facebook.com/dayketoantonghoptaihaiphong
Các bạn nhớ like trang của mình nhé, Thanks!