Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần

Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần
5/5 - (5 bình chọn)

  Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần được đánh giá là loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với nền sản xuất lớn, khi nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển thì loại hình này cũng ngày càng được lựa chọn nhiều hơn. Tuy nhiên, thành lập công ty cổ phần không phải là điều đơn giản, các bạn phải tìm hiểu kiến thức về ngành nghề, nắm rõ các thủ tục pháp lý của loại hình này

Nghiên cứu thị trường về ngành nghề muốn kinh doanh
Bất kỳ ngành nghề hay loại hình công ty nào cũng đều có những lợi thế và rủi ro riêng. Trong thời buổi cạnh tranh hiện hay, nếu không có sự nghiên cứu, chuẩn bị thật tốt ngay từ ban đầu sẽ rất dễ thất bại.

Do đó, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên các bạn cần làm trước khi thành lập công ty cổ phần nói riêng và thành lập công ty nói chung.

Trong đó, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ muốn kinh doanh; đối tượng khách hàng, nhu cầu khách hàng; đối thủ cạnh tranh; những cơ hội và thách thức… là quan trọng nhất. Vì nó giúp định hướng phát triển, cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hơn nữa, khi am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng giúp người khởi nghiệp “thấu hiểu” bài toán cung, cầu và từ đó có thể đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề tồn kho sớm hơn.

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, hãy chọn ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà các bạn tin rằng nó có thể nâng cao đời sống người dùng. Hãy nhớ rằng một sản phẩm hữu dụng sẽ được người tiêu dùng đón nhận. Dù giá trị sản phẩm lớn hay nhỏ, điều đó không quan trọng bằng giá trị sử dụng của nó.

Lên kế hoạch chi tiết các chiến lược kinh doanh lâu dài
Bước tiếp theo là lập một kế hoạch kinh doanh thật vững chắc và chi tiết. Để có được chiến lược kinh doanh phù hợp, các bạn cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng đánh giá thị trường và nhìn nhận được tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ đưa ra được những kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn, từ đó đúc kết kinh nghiệm và dồn lực để tiến tới những đích đến cao hơn.

Hơn thế nữa, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ giúp các bạn thu hút được vốn của các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch kinh doanh nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…

Huy động vốn
Vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi các bạn có ý định thành lập một công ty cho riêng mình. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc sở hữu một nguồn vốn mạnh sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh lớn..

Trong việc thành lập công ty cổ phần, việc huy động vốn có chút khó khăn vì phải chứng minh cho các cổ đông thấy kế hoạch kinh doanh của các bạn sẽ sinh lời từ đó họ mới đầu tư.

Tìm hiểu về pháp lý liên quan đến thành lập công ty cổ phần
Am hiểu pháp luật sẽ giúp các bạn làm thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, gọn lẹ để đi vào kinh doanh.

Kinh nghiệm đặt tên công ty cổ phần
các bạn phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp và đặt theo quy tắc Luật doanh nghiệp quy định:

Loại hình doanh nghiệp + tên riêng

Khi đặt tên công ty nên lựa chọn tên đơn giản, dễ nhớ và gợi nhớ tới sản phẩm dịch vụ mình cung cấp. Đặc biệt, trong thời đại 4.0 hiện nay vấn đề marketing rất được chú trọng, vì thế chọn một cái tên như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và được nhiều người biết đến.

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Đường Bình Minh
Công ty Cổ phần Nhựa Huy Hoàng
Công ty Cổ phần Cao su Gia Lai
Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Miền Bắc

Kinh nghiệm cân đối lựa chọn mức vốn cho công ty cổ phần
Khi thành lập doanh nghiệp cổ phần, nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.

Còn nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.

Ví dụ ngành nghề kinh doanh bình thường: Khi đăng ký kinh doanh quần áo, mỹ phẩm, máy móc, thiết bị… thì đối với ngành nghề này pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu là bao nhiêu, các bạn có thể tùy ý đăng ký mức vốn tùy thuộc vào khả năng góp vốn của bản thân.

Ví dụ ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định: Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn pháp định là 20 tỷ thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ công ty tối thiểu là bằng 20 tỷ thì cơ quan đăng ký kinh doanh mới cấp phép hoạt động. Tương tự đối với ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ…

Kinh nghiệm về việc góp vốn thành lập công ty
Công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông trở lên mới thành lập được công ty cổ phần. Thời hạn góp vốn vào công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì có trách nhiệm điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng số vốn thực góp.

Tài sản góp vốn là Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Kinh nghiệm về đăng ký ngành nghề kinh doanh
Khi đăng kí thành lập ngành nghề kinh doanh cần lưu ý xem ngành nghề đó có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Điều kiện về vốn pháp định, yêu cầu về phần vốn cổ phần trong công ty hoặc yêu cầu về chứng chỉ hành nghề:

Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.

Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty
Khi mới thành lập công ty ban đầu, các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp, cho nên các bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo thành lập doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí nhất .

Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty.

Lưu ý: không được đặt trụ sở tại nhà tập thể hoặc chung cư không phục vụ cho chức năng kinh doanh.

Kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện pháp luật như thế nào?
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp.

Cho nên các bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Kinh nghiệm thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
Một kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần tiếp theo TinLaw muốn chia sẻ là các bước, thủ tục cần thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và hoàn thiện giấy tờ thành lập công ty cổ phần căn cứ trên các thông tin đã chuẩn bị ở những phần trên.

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ: Tại thành phố Hải Phòng sẽ nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần về phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng

Bước 3: Nhận kết quả. Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác thì sau 3 ngày các bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ có thiếu, sai sót thì bổ sung, chỉnh sửa theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty các bạn đã có thể hoạt động.

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh: Cần công bố nội dung đăng ký kinh doanh sau thành lập của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia với lệ phí là 100.000 VNĐ/lần (nộp lệ phí này cùng lúc với nộp lệ phí hồ sơ).

Nếu doanh nghiệp không thực hiện theo luật sẽ bị phạt sẽ từ 1-2 triệu đồng. Thời hạn tối đa để thực hiện là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện khắc dấu tròn doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:

– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Và cũng không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu như trước đây nữa.

– Mở Tài khoản ngân hàng + Mua Chữ ký số:

Khi nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh (Ngày đầu tiên), tức là có mã số thuế doanh nghiệp rồi, các bạn đi đăng ký ngay 1 Tài khoản ngân hàng + Mua chữ ký số (Token).

Giải thích: Nếu muốn nộp được hồ sơ khai thuế điện tử và Tiền thuế điện tử thì trước hết doanh nghiệp phải có chữ ký số (để kê khai qua mạng) + Tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử).

Ngoài ra, những khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên của công ty cần phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của công ty. Do đó, việc mở tài khoản ngân hàng công ty và mua chữ ký số là cần thiết ngay sau khi thành lập công ty.

Lưu ý, các bạn phải thực hiện thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh ngay sau khi mở tài khoản.

Đăng ký nộp thuế điện tử: Hiện nay có tới 90% chi cục thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức nộp thuế điện tử để giảm thiểu tình trạng quá tải về thủ tục hành chính. Do đó các bạn cần đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Đóng thuế môn bài qua mạng: Đóng thuế môn bài qua dịch vụ thuế điện tử eTax là cách đơn giản và thuận tiện nhất. các bạn cần có Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

Khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu: Tổng cục Thuế đã đưa Dịch vụ thuế điện tử (eTax) – thuedientu.gdt.gov.vn gồm nhiều chức năng tiện lợi như khai thuế, nộp thuế hoàn thuế điện tử,… đi vào hoạt động chính thức tại 63 tỉnh/thành phố, thay thế hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử (iHTKK, nhantokhai,nopthue) trước đó.

Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT + TNCN + Hóa đơn:

Về thuế GTGT: Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ và Trực tiếp. Có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý (Những DN mới thành lập kê khai theo Qúy). Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT theo quý là ngày thứ 30 tháng đầu tiên quý sau.

Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập ngày 12/6/2021 (tức là quý 2/2021) => Thì hạn nộp Tờ khai thuế GTGT quý 2/2021 chậm nhất là ngày 30/7/2021

Lựa chọn hóa đơn:
Chú ý: các bạn phải xác định được doanh nghiệp lựa chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào thì tiếp đó mới lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng.

Ví dụ:

♦ các bạn lựa chọn doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT (hiện tại sử dụng hóa đơn điện tử). các bạn liên hệ với bên cung cấp hóa đơn điện tử (Cũng giống như phần Chữ ký số), các bạn nên chọn những bên uy tín như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV, Misa …

Tuy chi phí cao hơn nhưng hỗ trợ và đảm bảo an toàn. Sau khi đã có hóa đơn điện tử nhớ là phải làm thủ thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng nhé (Sử dụng mà chưa thông báo phát hành là bị phạt nhé)

♦ Nếu doanh nghiệp các bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng. Hóa đơn bán hàng các bạn lên Chi cục thuế quản lý ND để làm thủ mua hóa đơn.

Về thuế TNDN: Không cần phải nộp Tờ khai, các bạn căn cứ vào tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tự tạm tính rồi đi nộp tiền thuế TNDN (nếu có lãi).

Về thuế Thu nhập cá nhân: Chi tiết xem tại đây: Hướng dẫn cách kê khai thuế TNCN
Lựa chọn hình thức kế toán + Khấu hao TSCĐ: các bạn phải xác định được quy mô của DN m để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp.

Ví dụ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, DN lớn sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200

Trong giai đoạn sau thành lập trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp có 2 phương án:

Thứ nhất: Thuê 01 kế toán có trình độ và kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế,
Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán để thực hiện việc báo cáo thuế và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần theo quy định mới nhất.

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG

(Miễn phí báo cáo thuế quý đầu cho doanh nghiệp mới thành lập)

⇒ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

⇒ DỊCH VỤ CUNG CẤP CHỮ KÝ SỐ GIÁ RẺ TẠI HẢI PHÒNG

  1. Chữ ký số VIN-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.
  2. Chữ ký số NEWTEL-CA giá 1.150.000 vnđ / 3 năm.
  3. Chữ ký số FAST-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.

⇒ CUNG CẤP PHẦN MỀM HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ.

⇒ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI.

⇒ DỊCH VỤ RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN,

⇒ DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

⇒TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRÊN CHỨNG TỪ THỰC TẾ TẠI HẢI PHÒNG (1 kèm 1: 3.000.000/khoá)

https://www.facebook.com/dichvubaocaotaichinhtaihaiphong/

https://www.facebook.com/dayketoantonghoptaihaiphong

Các bạn nhớ like trang của mình nhé, Thanks!

Liên hệ:  037.5475.156, 0945.071.586 (zalo) (Mrs: Duyên)

KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI

Phí chỉ từ 1.000.000đ/ quý

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *