Nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

bị cấm thành lập doanh nghiệp
Rate this post

Nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân được tự do thành lập doanh nghiệp, kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng đều được phép thành lập doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã loại trừ 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

1. Nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 , tổ chức, cá nhân sau đây bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 , trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản , Luật Phòng, chống tham nhũng .

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy các đối tượng nêu trên không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, tham gia vào việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Các đối tượng đó bị cấm thành lập doanh nghiệp.

2. Mức phạt vi phạm về thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP , người không có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nhưng vẫn thực hiện có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp khác được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

+ Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;

+ Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính bị cấm thành lập doanh nghiệp nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt của tổ chức.

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG 

(Miễn phí báo cáo thuế quý đầu cho doanh nghiệp mới thành lập)

⇒ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH, thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

⇒ DỊCH VỤ CUNG CẤP CHỮ KÝ SỐ GIÁ RẺ TẠI HẢI PHÒNG

  1. Chữ ký số VIN-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.
  2. Chữ ký số NEWTEL-CA giá 1.150.000 vnđ / 3 năm.
  3. Chữ ký số FAST-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.

⇒ CUNG CẤP PHẦN MỀM HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ

200 số : 600.000 vnđ

300 số: 900.000 vnđ

500 số 1.200.000 vnđ 

⇒ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI

⇒ DỊCH VỤ RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN,

⇒ DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

⇒TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRÊN CHỨNG TỪ THỰC TẾ TẠI HẢI PHÒNG (1 kèm 1: 3.000.000/khoá)

https://www.facebook.com/dichvubaocaotaichinhtaihaiphong/

https://www.facebook.com/dayketoantonghoptaihaiphong

Các bạn nhớ like trang của mình nhé, Thanks!

Liên hệ:  037.5475.156, 0945.071.586 (zalo) (Mrs: Duyên)

KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI

Phí chỉ từ 1.000.000đ/ quý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *