13 điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới

Rate this post

13 điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới

Có 13 điều mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý và phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp mới để tránh bị xử phạt hành chính do không thực hiện đúng theo quy định của luật, những điều đó bao gồm:

1. Cần công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

– Thời hạn tối đa để thực hiện là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện theo luật sẽ bị phạt sẽ từ 1-2 triệu đồng.

2. Tiến hành gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

– Đối với những công ty mới thành lập hoặc thành lập chi nhánh công ty đều phải gắn tên doanh nghiệp hoặc chi nhánh tại trụ sở. Trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và phải gắn tên của doanh nghiệp theo quy định.

3. Cần thông báo về thời gian hoạt động

– Từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tất cả doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa hoạt động tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh.

 4. Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu và khắc dấu

– Đây là việc làm bắt buộc khi thành lập công ty và được thực hiện đăng ký, khắc dấu tại Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương. Lưu ý, con dấu sẽ chỉ được sử dụng sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Nếu sử dụng con dấu mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và đồng thời sẽ bị thu hồi con dấu.

5. Thực hiện việc đăng ký thuế và đóng thuế

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chậm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng – 2.000.000 đồng, mức phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất, thời gian và mức độ khác nhau.

– Công ty sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản như

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

+ Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

+ Thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu dưới 10 tỷ thì đóng 2 triệu VNĐ/ năm).

6. Đăng ký giấy phép con (nếu cần)

– Nếu ngành nghề kinh doanh của bạn thuộc trường hợp mà pháp luật yêu cầu cần có giấy phép kinh doanh, hay giấy phép chứng nhận đủ điều kiện….đây được gọi là giấy phép con. Bắt buộc doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho.

7. Thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết

– Tùy thuộc vào việc thành lập công ty theo loại hình nào mà việc thực hiện góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết

+ Đối với công ty cổ phần: thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết

– Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn số vốn đăng ký, thành viên góp vốn, cổ đông công ty sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5 triệu đến 20 triệu theo từng trường hợp. Riêng công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ buộc phải giảm số vốn điều lệ hoặc bắt buộc góp đủ số vốn đối với các hình thức công ty khác

8. Cần thông báo rõ về tiến độ góp vốn và xin giấy chứng nhận góp vốn

– Dựa vào từng loại hình thành lập doanh nghiệp mà sẽ có thời hạn thông báo tiến độ góp vốn khác nhau:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ ngày cam kết góp vốn

+ Công ty Cổ phần sẽ phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Nếu trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hạn, doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt từ 1-2 triệu đồng và phải thực hiện thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh

– Xin cấp giấy chứng nhận góp vốn: Tại thời điểm góp vốn mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu -15 triệu đồng.

9. Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số

– Công ty cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

– Bên cạnh đó, công ty phải mua chữ ký số theo đúng quy định để có thể đóng thuế online. Sau đó, kế toán doanh nghiệp sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.

10. Lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông

Bạn cần lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông để tránh bị xử phạt. Bởi vì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu đồng trong trường hợp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên hay Công ty cổ phần không lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông. Ngoài nộp phạt, doanh nghiệp vẫn phải lập và lữu trữ sổ đăng ký thành viên và cổ đông theo đúng quy định pháp luật.

11. Tiến hành thành lập ban kiểm soát

Đối với công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập Ban kiểm soát từ 11 thành viên trở lên. Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần bắt buộc công ty phải có Ban kiểm soát. Nếu trong trường hợp không lập Ban kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng và bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng quy định.

 12. Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên hoặc có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuê

– Công ty nếu chưa thuê được kế toán thuế để tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để đảm bảo việc kê khai thuế ban đầu đúng quy định của pháp luật.

13. Doanh nghiệp thông báo phát hành hóa đơn GTGT

– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.

Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới

Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới là rất quan trọng

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG 

(Miễn phí báo cáo thuế quý đầu cho doanh nghiệp mới thành lập)

⇒ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

⇒ DỊCH VỤ CUNG CẤP CHỮ KÝ SỐ GIÁ RẺ TẠI HẢI PHÒNG

  1. Chữ ký số VIN-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.
  2. Chữ ký số NEWTEL-CA giá 1.150.000 vnđ / 3 năm.
  3. Chữ ký số FAST-CAgiá 1.100.000 vnđ / 3 năm.

⇒ CUNG CẤP PHẦN MỀM HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ

200 số : 600.000 vnđ

300 số: 900.000 vnđ

500 số 1.200.000 vnđ 

⇒ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI

⇒ DỊCH VỤ RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN,

⇒ DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

⇒TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRÊN CHỨNG TỪ THỰC TẾ TẠI HẢI PHÒNG (1 kèm 1: 3.000.000/khoá)

https://www.facebook.com/dichvubaocaotaichinhtaihaiphong/

https://www.facebook.com/dayketoantonghoptaihaiphong

Các bạn nhớ like trang của mình nhé, Thanks!

Liên hệ:  037.5475.156, 0945.071.586 (zalo) (Mrs: Duyên)

KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI

Phí chỉ từ 1.000.000đ/ quý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *