Thủ tục sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh
Mở tài khoản ngân hàng của công ty.
Thủ tục này do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
– 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
– 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
– 01 bản sao điều lệ công ty.
Năm 2021, doanh nghiệp không cần phải thực hiện công bố mẫu dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng sẽ chưa cập nhật nội dung này nên Quý khách cần lưu ý và trao đổi nội dung này để thực hiện thủ tục mở tài khoản dễ dàng nhất.
Doanh nghiệp cần mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục.
Từ ngày 01/05/2021 khi Thông tư 01/2021/TT- BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thì không còn mẫu hồ sơ kê khai tài khoản ngân hàng với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Do đó, được hiểu rằng từ thời điểm 01/05/2021 doanh nghiệp sau khi mở tài khoản không phải thực hiện thủ tục kê kê khai số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp mới mở với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.
Hiện nay, đối với các khách hàng thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty tại Hà Nội có thể đăng ký xin cấp số tài khoản ngay trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp/công ty sẽ không phải thực hiện mở tài khoản và thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng theo thủ tục hướng dẫn kế tiếp.
Có thể nói Hà Nội đang tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và các tiện ích cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay số lượng ngân hàng có thể đăng ký online tài khoản cho doanh nghiệp còn hạn chế nên doanh nghiệp có ít lựa hơn.
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài.
Miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp thành lập năm 2021.
Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020: công ty/doanh nghiệp thành lập năm 2021 sẽ được miễn lệ phí (thuế) môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài.
Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai
Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính
Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).
Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử.
(Doanh nghiệp có thể thông qua Dịch vụ để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất).
Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp qua mạng bao gồm:
– Quyết định phát hành hóa đơn;
– Mẫu hóa đơn;
Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 2-3 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ để xem xét chấp thuận hay không? (Ngoài ra, có một số Chi cục thuế yêu cầu nộp bản gốc hồ sơ nộp qua mạng.
Cơ quan thuế có thể đi kiểm tra địa chỉ trụ sở trước hoặc sau khi ra quyết định chấp thuận cho phép phát hành hóa đơn, việc đi kiểm tra có thể có hẹn trước hoặc đột xuất, do đó doanh nghiệp cần thu xếp có nhân sự túc trực tại Văn phòng trong thời gian nộp hồ sơ phát hành hóa đơn).
Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được tiếp tục sử dụng đến hết 30/6/2022.
Theo đó trong năm 2021 không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mà chỉ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/7/2022. Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn được sử dụng hóa đơn giấy.
Đến hết 30/6/2022 nếu đã phát hành trước ngày 19/10/2020. Tuy vậy, tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố lớn đều khuyến khích và tuyên truyền để các doanh nghiệp mới thành lập phát hành hóa đơn điện tử phù hợp với xu thế chung số hóa trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Về thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã như sau:
– Tờ khai Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01;
– Các cá nhân/tổ chức truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra để phát hành hóa đơn VAT.
-Treo biển tại trụ sở chính;
– Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Con dấu của doanh nghiệp;
– Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
– Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.
(Thủ tục sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh)
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG!
⇒ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
⇒ CUNG CẤP CHỮ KÝ SỐ
⇒ CUNG CẤP PHẦN MỀM HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ, PHẦN MỀM KẾ TOÁN, PHẦN
MỀM BHXH
⇒ DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
⇒ DỊCH VỤ RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN,
⇒ DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM
⇒ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website: https://thanhlapdoanhnghiephaiphong247.com/